Viễn thám và GIS là hai khái niệm không thể tách rời trong ngành khoa học địa không gian. Hai khái niệm này đôi khi có vẻ phức tạp, nhưng thực sự chúng liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau một cách tuyệt vời!

Công nghệ viễn thám

Viễn thám là hoạt động thu thập thông tin về bề mặt Trái đất bằng cách thu dữ liệu từ thiết bị ở khoảng cách xa với bề mặt trái đất. Hình ảnh thu được từ các thiết bị viễn thám giúp các nhà nghiên cứu “cảm nhận” được mọi thứ về Trái đất. Dữ liệu viễn thám là đầu vào của GIS.

Hệ thống thông tin địa lý GIS

GIS (Geographic Information System) lại là công cụ mạnh mẽ để phân tích và xử lý dữ liệu địa không gian mà Viễn thám thu thập được. GIS giúp chúng ta không chỉ lưu trữ và quản lý dữ liệu mà còn giúp hiểu và diễn giải dữ liệu đó qua các bản đồ, biểu đồ, và mô hình trực quan.

Một vài sự khác biệt giữa Viễn thám và GIS:

  • Viễn thám sử dụng kỹ thuật khảo sát và thu thập dữ liệu liên quan đến một đối tượng trong khi GIS là một hệ thống máy tính bao gồm phần mềm được sử dụng để phân tích dữ liệu và phần cứng để vận hành phần mềm.
  • Chức năng chính của hệ thống GIS là phân tích dữ liệu phức tạp và diễn giải các bộ dữ liệu khổng lồ thành thông tin có ý nghĩa; trong khi công nghệ viễn thám thu thập dữ liệu sau đó được phân tích bằng GIS. 
  • Do khả năng phân tích đồng thời thông tin rộng lớn và phức tạp, hệ thống GIS hỗ trợ lượng dữ liệu khổng lồ cùng một lúc, cho phép chỉnh sửa và thay đổi dữ liệu không giới hạn mà không có nguy cơ bị sập hoặc hư hỏng. Dữ liệu viễn thám bị giới hạn trong khu vực cụ thể đang được nghiên cứu, khả năng diễn giải dữ liệu hạn chế và cũng dễ bị hư hỏng hơn.

Viễn thám có thể coi là động lực thúc đẩy cho GIS. Viễn thám cung cấp nhiều dữ liệu sử dụng để tạo bản đồ và các biểu diễn trực quan khác về bề mặt Trái đất, GIS cung cấp các công cụ để quản lý và phân tích dữ liệu này. Dữ liệu viễn thám chỉ là một trong nhiều loại dữ liệu mà GIS có thể xử lý được. GIS có thể phân tích dữ liệu bảng tính, nó có thể phân tích dữ liệu vectơ và nhiều loại dữ liệu khác.

Kết hợp viễn thám và GIS tạo thành một bộ công cụ mạnh mẽ để phân tích địa không gian và ra quyết định chính xác.

vien tham va gis

Tại sao cần phải tích hợp viễn thám và GIS? 

Công nghệ Viễn thám và GIS ngày càng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong quản lý nhà nước cũng như đời sống. Những lý do sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ tầm quan trọ ng của việc tích hợp viễn thám vào GIS.

Tích hợp dữ liệu “mạnh mẽ”

Có bao giờ bạn tự hỏi dữ liệu viễn thám phong phú được quản lý như thế nào không? GIS chính là câu trả lời! Việc kết hợp giữa viễn thám và GIS giúp tích hợp dữ liệu đa dạng vào một hệ thống thống nhất, từ đó hỗ trợ phân tích, thành lập bản đồ số, và ứng dụng các thuật toán phức tạp một cách hiệu quả. 

Phân tích dữ liệu “sâu sắc”

GIS cung cấp bộ công cụ phân tích dữ liệu viễn thám, từ đó khám phá các xu hướng, mối liên hệ giữa các dữ liệu và đưa ra các dự đoán chính xác. Ví dụ: phân loại các lớp đất phủ,  tính toán chỉ số thực vật, tính toán biến động, dự đoán xu hướng, chồng xếp các lớp thông tin…

Trực quan hóa dữ liệu “đẹp mắt”

Hình ảnh đôi khi giá trị hơn lời nói. GIS cung cấp nền tảng để trực quan hóa dữ liệu viễn thám thông qua bản đồ, hình ảnh 3D để người dùng dễ dàng hiểu và tiếp cận thông tin hơn.

Phân tích không gian

Một trong những điểm mạnh chính của GIS là khả năng phân tích không gian bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn trong hệ thống, giải quyết các bài toán phân tích mối liên hệ giữa các lớp thông tin, để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng, tương tác của các dữ liệu, phục vụ quản lý tài nguyên.

Cải thiện độ chính xác của dữ liệu

Khi kết hợp GIS và viễn thám độ chính xác của dữ liệu sẽ được cải thiện rất nhiều. Cập nhật thông tin mới và chính xác chỉ trong vài cú click! 

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

GIS và viễn thám góp phần giảm các công việc nghiên cứu thực địa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

remote sensing and gis

Tóm lại, GIS cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để tích hợp, phân tích, trực quan hóa và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu viễn thám. Điều này làm cho GIS trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều ứng dụng viễn thám.