Điện toán đám mây đang là một xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin mới và dần trở thành nền tảng để giải quyết các bài toán dữ liệu lớn.
Google Earth Engine (GEE) ra mắt vào năm 2010, là một nền tảng phân tích không gian địa lý, xử lý hình ảnh vệ tinh và trực quan hóa dữ liệu địa lý dựa trên điện toán đám mây. Với kho dữ liệu khổng lồ, GEE nhanh chóng trở thành một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu môi trường, dự báo thiên tai, quản lý đô thị và phát triển nông nghiệp bền vững.
Trước khi đầu tư thời gian, và tiền bạc vào GEE, bạn cần hiểu những lợi ích và hạn chế của nền tảng này.
Ưu điểm của Google Earth Engine
Hơn 900 bộ dữ liệu không gian địa lý để lựa chọn
Kho lưu trữ dữ liệu của Google Earth Engine chứa hơn 40 năm hình ảnh lịch sử, bộ dữ liệu khoa học được cập nhật hàng ngày, và hơn 70 petabyte bộ dữ liệu không gian địa lý công cộng, bao gồm Landsat, Sentinel và MODIS. Bất kể bạn cần phân tích dữ liệu về lĩnh vực nào từ khí hậu thời tiết, sự thay đổi độ che phủ đất, địa hình hay đất trồng trọt, GEE chắc chắn sẽ có dữ liệu hữu ích cho bạn. Ngoài ra, GEE cho phép bạn tải lên dữ liệu raster hoặc vector của riêng bạn, tìm kiếm tập dữ liệu mở rộng theo thẻ và nếu thiếu tập dữ liệu công khai, bạn có thể đề xuất tập dữ liệu đó với nhóm Earth Engine để đưa vào.
Phân tích nhanh hơn với xử lý đám mây
Earth Engine chạy trên Google Cloud, cho phép bạn truy cập vào điện toán hiệu suất cao, kể cả trên thiết bị di động mà không cần băng thông internet cao. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà phân tích làm việc ở các quốc gia có kết nối Internet kém hoặc không ổn định. Các phân tích chỉ mất vài phút để chạy so với hàng giờ hoặc đôi khi là hàng ngày so với một số nền tảng khác, do đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc lưu vào bộ đệm hoặc tệ hơn là chương trình bị lỗi khi xử lý dữ liệu. GEE cũng cho phép bạn xuất kết quả phân tích ở định dạng hình ảnh, bản đồ, bảng và video một cách nhanh chóng.
Cung cấp quyền truy cập thương mại
Trước đây, Google Earth Engine chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu và phi lợi nhuận, được biết đến là một dự án phụ cho hoạt động kinh doanh chính của Google. Đến này, Google thông báo sẽ mở quyền truy cập thương mại vào Earth Engine thông qua Google Cloud, cho phép các doanh nghiệp và chính phủ có thể mua giấy phép thương mại để sử dụng nền tảng này.
Nhược điểm của Google Earth Engine
Yêu cầu kỹ năng viết mã JavaScript và Python
Google Earth Engine là sản phẩm của nhà phát triển có giao diện mã, nghĩa là bạn cần có kỹ năng lập trình máy tính để sử dụng nó, và cụ thể là nó yêu cầu người dùng viết mã bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript hoặc Python. Trong khi đó, không phải tất cả các nhà viễn thám và phân tích GIS đều biết viết mã ngôn ngữ lập trình này. Do đó, họ phải dành thời gian để học những ngôn ngữ này, và thường tìm đến các cộng đồng trực tuyến khác nhau như Earth Engine trên GitHub và GIS Stack Exchange để được trợ giúp hoặc tham gia các khóa đào tạo.
Nếu bạn đang có suy nghĩ sao chép các mẫu mã và cố gắng sửa đổi chúng cho phù hợp với yêu cầu dự án của bạn, thì bạn có thể gặp khó khăn sau đó khi gỡ lỗi mã trong trường hợp nó không hoạt động như mong đợi. Ngay cả đối với những người quen thuộc với các ngôn ngữ này cũng cần thời gian để thành thạo phong cách lập trình chức năng của Earth Engine.
Để có thể làm việc với Google Earth Engine một cách hiệu quả, bạn nên trang bị kiến thức về các ngôn ngữ lập trình này hoặc tìm đối tác công nghệ như Viện vũ trụ và địa không gian Vega (VSGA) để được hỗ trợ.
Hỗ trợ hạn chế
Giống như bất kỳ sản phẩm nào khác của Google, trợ giúp và hỗ trợ của Earth Engine được thiết kế để tự phục vụ. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các cộng đồng GitHub và Stack Exchange hoặc tìm hiểu tài liệu dành cho nhà phát triển của Earth Engine để biết các mẫu mã, hướng dẫn, và truy cập diễn đàn cộng đồng. Những hỗ trợ cơ bản này hoàn toàn miễn phí. Đối với khách hàng thương mại, Google cung cấp tùy chọn nâng cấp lên các gói hỗ trợ cao cấp để truy cập trực tiếp vào nhóm kỹ thuật của họ.
Tại sao Google Earth Engine là công cụ thay đổi cuộc chơi cho phân tích viễn thám?
Dưới đây là một số lý do tại sao Google Earth Engine là công cụ thay đổi cuộc chơi trong phân tích viễn thám:
Thu thập dữ liệu không gian địa lý rộng lớn
Google Earth Engine cung cấp quyền truy cập vào bộ sưu tập dữ liệu viễn thám phong phú, bao gồm hình ảnh vệ tinh, dữ liệu khí hậu và thông tin địa hình. Với bộ dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như Landsat, Sentinel, MODIS, v.v.,
Cơ sở hạ tầng điện toán có thể mở rộng
GEE tận dụng sức mạnh của cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của Google, cho phép bạn xử lý và phân tích các tập dữ liệu không gian địa lý quy mô lớn một cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các thuật toán phức tạp, thực hiện các phép tính và rút ra thông tin chi tiết bằng cách sử dụng bộ sưu tập hình ảnh khổng lồ một cách liền mạch.
Công cụ phân tích hình ảnh tích hợp
Google Earth Engine cung cấp một bộ công cụ phân tích hình ảnh toàn diện, cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ viễn thám khác nhau trong nền tảng từ tiền xử lý và trực quan hóa hình ảnh cơ bản đến các chỉ số quang phổ nâng cao, thuật toán phân loại và phân tích chuỗi thời gian.
Môi trường hợp tác
GEE được thiết kế để cộng tác và chia sẻ mã, dữ liệu và kết quả. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ tập lệnh và quy trình công việc của mình với đồng nghiệp, truy cập và sử dụng lại các đoạn mã được chia sẻ từ cộng đồng GEE và thậm chí cộng tác trên các dự án trong thời gian thực.
GEE đã thay đổi quyền truy cập vào dữ liệu viễn thám: Tổ hợp dữ liệu từ MODIS cho thấy sự khác biệt về nhiệt độ bề mặt trái đất trung bình tháng 1-2 năm 2016 giữa vùng cực Bắc và các khu vực khác. Nguồn: Climate Engine.
Google Earth Engine có miễn phí không?
GEE miễn phí cho người dùng sử dụng với mục đích phi lợi nhuận như học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, người dùng phải đăng ký nền tảng (sử dụng tài khoản Gmail) và xác nhận mục đích sử dụng của họ là phi thương mại.
Với các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan muốn sử dụng dữ liệu của Google Earth Engine cho mục đích thương mại thì cần đăng ký giấy phép trả phí API Earth Engine để truy cập đầy đủ các khả năng và dữ liệu của GEE cũng như sử dụng dữ liệu và công cụ của GEE cho mục đích thương mại. Giấy phép này được thiết kế cho các tổ chức xử lý lượng lớn dữ liệu không gian địa lý, thực hiện các phân tích phức tạp và tạo các ứng dụng tùy chỉnh để đưa ra quyết định quan trọng trong kinh doanh.