8 GeoEye 1

GeoEye-1

Đơn vị: Digital Globe
Độ phân giải: Siêu cao

Thông tin GeoEye-1

Vệ tinh GeoEye-1 có sơn hình logo Google bên ngoài được được phóng đi bằng tên lửa đẩy Delta-II từ Căn cứ không quân Vandenberg tại California vào ngày 6/9/2008.

Vệ tinh GeoEye-1 là một phần của chương trình NextView do Cơ quan Vũ trụ địa cầu quốc gia (NGA) Mỹ tiến hành. Trong khuôn khổ chương trình này, NGA sẽ chia sẻ chi phí xây dựng, thiết kế và phóng vệ tinh nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp bản đồ vệ tinh thương mại quốc gia.

Trong khi đó, Google cũng mua các bức ảnh do vệ tinh GeoEye-1 chụp lại để cung cấp cho dịch vụ Google Earth và Google Maps của hãng này.

GeoEye-1 có thể chụp được các bức ảnh đen trắng rộng tới 41cm, và ảnh màu rộng 1,65m. Kích cỡ này là ảnh chi tiết mà GeoEye-1 có thể chụp được từ độ cao 681km trên quỹ đạo Trái Đất. Tuy Mỹ quy định độ lớn ảnh 50cm là độ phân giải cao nhất mà người dùng thương mại có thể có được nhưng vệ tinh Ikonos của GeoEye thậm chí còn cung cấp các bức ảnh với độ phân giải lớn gấp đôi.

Hình ảnh từ vệ tinh GeoEye-1 được sử dụng cho nhiều mục đích như giao thông hàng không và hàng hải, quốc phòng, ứng phó với thiên tai, thăm dò dầu khí, khai thác và sản xuất, lập bản đồ các vùng xa xôi, bảo hiểm và quản lý rủi ro, dịch vụ dựa trên vị trí, quản lý cây trồng nông nghiệp và nhiều hơn nữa.

Thông số kỹ thuật

Đặc điểm

Thông số kỹ thuật

Quỹ đạo

Đồng bộ mặt trời

Trọng lượng

452 kg

Tuổi đời theo thiết kế

7 năm

Độ cao

681 km

Kênh phổ

Panchromatic: 450-900 nm

4 Multispectral:

Red: 655-690 nm

Green: 520-580 nm

Blue: 450-510 nm

Near-IR: 780-920 nm

Độ phân giải không gian

Panchromatic – Toàn sắc – 0,41 m GSD* at Nadir

Multispectral – Đa phổ – 1,64 m GSD* at Nadir

*GSD = Ground Sample Distance

Độ phân giải bức xạ

11 bits per pixel

Tỉ lệ lớn nhất

1:1500

Phạm vi phủ sóng

Lên tới 350,000 km² / ngày

Video & Gallery

Đang cập nhật...