Theo NASA, đây là hiện tượng khá hiếm gặp. Trăng xanh (Blue Moon) tiếp theo dự kiến đến năm 2037 mới xuất hiện trở lại.

Gọi là siêu trăng vì nó chạm đến điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo, được gọi là cận điểm và trở thành Mặt Trăng lớn và sáng nhất trong năm.

Tương tự như tên gọi Trăng Cam hay Trăng Hồng, Trăng Xanh không được đặt tên theo màu sắc của nó. Hiện tượng “Trăng Xanh” là thuật ngữ không liên quan đến màu sắc của mặt trăng. Theo lý giải của Live Science, nó chỉ cách đặt tên dành cho hiện tượng trăng tròn thứ 2 xuất hiện trong cùng một tháng. Mặt trăng vẫn là màu trắng xám, nhưng là trăng sáng nhất trong năm.

sieu-trang-xanh-ram-thang-7-VSGA

Lần trăng tròn trước đã diễn ra vào ngày 1/8 và lần đó cũng là siêu trăng. Khi xuất hiện siêu trăng, Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với mặt trời và được chiếu sáng hoàn toàn.

Siêu trăng đêm rằm tháng 7 là siêu trăng thứ hai trong số tổng cộng 3 siêu trăng của năm 2023. Ở siêu trăng lần này, mặt trăng sẽ chạm đến điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó, cách chúng ta khoảng 363.711km. Hình ảnh mặt trăng có thể trông to hơn và sáng hơn khoảng 7% so với mặt trăng tròn thông thường.

Siêu trăng lần này sẽ xuất hiện chính xác vào lúc 8h35 ngày 31/8 (theo giờ Việt Nam). Đây không phải là thời gian thuận lợi để ngắm nhìn siêu trăng, do đó, người dân ở Việt Nam chỉ có thể quan sát “Trăng Xanh” ở trạng thái gần như tròn nhất vào đêm 30/8 và đêm 31/8.

Nguồn: Live Science