Ngày 2/8 vừa qua, Airbus và Voyager Space đã công bố việc hợp tác để phát triển dự án Starlab – dự án trạm vũ trụ thương mại sẽ tiếp quản vị trí của ISS.

Cụ thể, cả hai công ty đã thiết lập một liên doanh có trụ sở tại Đức, hứa hẹn cung ứng nhu cầu đến từ các cơ quan vũ trụ toàn cầu. Đồng thời, Starlab còn mở ra triển vọng mới cho các bên sử dụng dịch vụ thương mại, theo lời của Matthew Kuta, chủ tịch Voyager Space.

Trong quá trình tìm kiếm người kế nhiệm cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), NASA đang thay đổi hướng tiếp cận bằng cách mua dịch vụ thay vì tự quản lý chương trình. Đã có thỏa thuận trị giá 160 triệu USD giữa NASA và Voyager Space từ cuối năm 2021 để phát triển Starlab.

NASA đã lên kế hoạch phát triển một con tàu có thể kéo Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi quỹ đạo và tự hủy khi bay qua khí quyển Trái Đất.

Starlab-thay-the-tram-vu-tru-quoc-te-ISS-trong-tuong-lai

Cùng với Voyager Space, Blue Origin của Jeff Bezos và Northrop Grumman cũng nhận được tài trợ từ NASA để phát triển các dự án trạm vũ trụ riêng. Công ty Axiom Space cũng đang tiến hành phát triển trạm vũ trụ của riêng mình với sự hỗ trợ của NASA và Thales Alenia Space.

Với sự hỗ trợ của Airbus, Voyager Space sẽ có cơ hội cung cấp dịch vụ cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và chào đón các phi hành gia của cơ quan này. “Chúng tôi cảm thấy rất hân hạnh khi là đại diện, hoặc có thể nói là tiên phong của châu Âu trong lĩnh vực này. Mục tiêu của chúng tôi là thu hút ESA và các nước thành viên tham gia cùng chúng tôi“, Michael Schoellhorn, chủ tịch Airbus Defense and Space, chia sẻ.

Dự án Starlab dự kiến sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2028. Trạm vũ trụ mới này sẽ có đường kính lên đến 8 mét, gần gấp đôi so với trạm ISS, tuy thể tích chỉ bằng một nửa do trạm ISS sở hữu nhiều module. “NASA và các cơ quan vũ trụ khác sẽ là trung tâm trong công việc của chúng tôi với trạm Starlab đầu tiên“, Dylan Taylor, CEO của Voyager Space, cho biết. Ông cũng khẳng định, Starlab sẽ được dành riêng để nghiên cứu và làm việc trong môi trường vi trọng lực, điều rất quan trọng với ngành dược phẩm, và không hướng đến mục tiêu du lịch vũ trụ.

Nguồn: TechCrunch