Là nền tảng điện toán đám mây với kho dữ liệu viễn thám khổng lồ, Google Earth Engine giải quyết bài toán phân tích hình ảnh, dữ liệu viễn thám trên quy mô lớn, mang lại kết quả cụ thể theo mong muốn của người dùng. GEE cho phép người dùng chạy các thuật toán trên hình ảnh và vectors tham chiếu địa lý được lưu trữ trên cơ sở hạ tầng của Google. API GEE cung cấp thư viện các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và phân tích. Danh mục dữ liệu công khai của Earth Engine chứa một lượng lớn các bộ dữ liệu có sẵn.

Vậy bạn có thể làm gì với Google Earth Engine? Bảng dưới đây cung cấp cho bạn một số chức năng hữu dụng phổ biến của Google Earthe Engine khiến nó trở thành công cụ đắc lực cho các nhà phân tích viễn thám.

Chức năng

Mô tả

Tải hình ảnh

Google Earth Engine cho phép bạn tải hình ảnh với phạm vi tùy chọn, lựa chọn hệ quy chiếu, loại dữ liệu, dải tần, ngày tháng và độ phân giải.

Lưu trữ dữ liệu

Với Google Earth Engine, bạn có thể lưu trữ dữ liệu muốn sử dụng, và xâu chuỗi các thuật toán để phân tích sâu hơn.

Tùy chỉnh bộ lưu trữ dữ liệu

Nếu không muốn làm việc với toàn bộ dữ liệu, bạn có thể lọc bất kỳ dữ liệu nào bạn muốn trên Google Earth Engine để tạo bộ sưu tập riêng.

Ánh xạ thuật toán tới bộ sưu tập hình ảnh

Thay vì áp dụng thuật toán cho một hình ảnh, bạn có thể áp dụng thuật toán đó cho toàn bộ bộ sưu tập.

Tính toán thống kê tổng hợp

Bạn có thể tính toán diện tích trong một phạm vi để kiểm tra xem có đáp ứng các tiêu chí nhất định hay không.

Xây dựng báo cáo dạng bảng

Bạn có thể tạo báo cáo hiển thị thông tin ở định dạng bảng, chẳng hạn như tóm tắt danh sách dữ liệu chi tiết, làm nổi bật các số liệu cụ thể hoặc hiển thị so sánh giữa các bộ dữ liệu khác nhau.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2010, Google Earth Engine trước đây chủ yếu được sử dụng để phục vụ học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, với khả năng tính toán mạnh mẽ và lưu trữ đa dạng các dữ liệu, không có gì ngạc nhiên khi các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu sử dụng Google Earthe Engine cho mục đích thương mại.

What can Google Earth Engine do

Nhiều công ty sử dụng Google Earth Engine để đánh giá tác động môi trường (EIA), ví dụ như Woodside Energy, một công ty dầu khí của Úc. Woodside Energy đã sử dụng GEE để tiến hành EIA, lập bản đồ và giám sát các vùng đất ngập nước, thảm cỏ biển và các hệ sinh thái khác trong khu vực, đồng thời đánh giá tác động của sự phát triển đối với các hệ sinh thái này.

Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng Google Earth Engine để theo dõi sự di chuyển của các loài chim di cư, đây là những chỉ số quan trọng về sức khỏe hệ sinh thái và để đánh giá tác động tiềm tàng của sự phát triển đối với những loài chim này.

Một ví dụ khác là BHP một công ty khai thác mỏ đa quốc gia tại Chile đã sử dụng Google Earth Engine để đánh giá tác động môi trường trong các hoạt động khai thác mỏ của họ ở Chile. Google Earth Engine đã giúp họ lập bản đồ và theo dõi sự thay đổi của lớp phủ mặt đất,  diện tích nước mặt, thảm thực vật và các biến số môi trường khác, để đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác mỏ và các biện pháp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tới môi trường

Esri, nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ hệ thống thông tin địa lý (GIS) hàng đầu, đã phát triển giải pháp giám sát lũ lụt sử dụng Google Earth Engine để xử lý lượng lớn hình ảnh vệ tinh và dữ liệu không gian địa lý khác, đồng thời tạo ra các bản đồ và hình ảnh tương tác có thể được sử dụng để theo dõi phạm vi và tác động của lũ lụt trong thời gian thực. Giải pháp này sử dụng mô hình và dữ liệu viễn thám để theo dõi mực nước, theo dõi mức độ lũ lụt và dự đoán nguy cơ lũ lụt trong tương lai, cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ các công tác c ứng phó và phục hồi khẩn cấp.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) sử dụng Google Earth Engine để theo dõi lũ lụt. NASA đã phát triển Hệ thống giám sát lũ lụt toàn cầu (GFMS) xử lý dữ liệu vệ tinh để theo dõi mức độ ảnh hưởng của lũ lụt trên toàn cầu. Các cơ quan trong nước và quốc tế cũng sử dụng GFMS để hỗ trợ dự báo, phân tích và quản lý lũ lụt.

Tại Việt Nam, dữ liệu ảnh vệ tinh từ Google Earthe Engine cùng với dữ liệu GIS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giám sát công trình thủy điện, đánh giá ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt hay cảnh báo nguy cơ sập cầu. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những đánh giá, cảnh báo kịp thời để các cơ quan chức năng có những biện pháp giảm thiểu thiệt hại cũng như có kế hoạch xây dựng hợp lý.

Google Earth Engine trong giám sát công trình thủy điện

Theo thông tin từ Viện khoa học Thủy lợi miền nam, nghiên cứu sử dụng nền tảng xử lý dựa trên đám mây Google Earth Engine (GEE) đã được thực hiện để xây dựng bản đồ phân vùng mức độ hạn hán lưu vực sông Đồng Nai từ 2014 đến 2019, dựa trên tính toán chỉ số khác biệt hạn hán (NDDI – Normalized Difference Drought Index).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ diện tích hạn nặng và rất nặng vùng nghiên cứu năm 2016 chiếm tỷ lệ cao nhất trong thời đoạn nghiên cứu với 78,1%. Đánh giá độ chính xác dựa trên xem xét sự phù hợp giữa kết quả phân loại chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) và chỉ số khác biệt nước (NDWI) với kết quả quan sát trực quan từ Google Earth đạt được là 100,0%, cho thấy tiềm năng lớn trong việc ứng dụng nền tảng Google Earth Engine trong giám sát hạn hán ở LVS Đồng Nai.